Thông tin các khoá học
3 YẾU TỐ ĐỂ ĐÁNH GIÁ LỚP HỌC ONLINE HIỆU QUẢ
posted on March 22, 2022, 9:57 p.m. 0Dưới đây là 3 yếu tố tạo nên một lớp học Online hiệu quả, xứng đáng để bạn đặt trọn niềm tin khi học.
🎯CON NGƯỜI
Yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá lớp học online có hiệu quả hay không. Một trong những khó khăn khi học online đối với giảng viên đó chính là: Quản lý lớp học. Vì không trực tiếp giảng dạy nên việc các học viên không tự giác học hay không tập trung khi học thường xuyên xảy ra dẫn tới việc không đảm bảo kết quả học tập.
Tại FullHouse, để quản lý một lớp học và đảm bảo được chất lượng đào tạo cần ít nhất 3 quản lý/lớp. Đội ngũ quản lý mỗi lớp bao gồm:
➖ 1 Giảng viên - phụ trách giảng dạy chính các kiến thức chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
➖ 1 Trợ giảng - Phụ trách giải đáp mọi thắc mắc về kiến thức chuyên môn cho học viên 24/7, hướng dẫn học viên học tập hiệu quả.
➖ 1 Quản lý - Quản lý lớp, phụ trách theo dõi tiến độ học tập,thực hiện những công việc hậu cần, đảm bảo công tác đào tạo diễn ra theo đúng tiến độ và chất lượng giảng dạy luôn ở mức tốt nhất.
🎯 CÔNG NGHỆ
➖ Yếu tố quan trọng không kém trong quá trình giảng dạy online đó chính là công nghệ và các công cụ hỗ trợ trong quá trình học tập. Những nền truyền thống như Zoom hay GG Meets chỉ phù hợp với việc họp, hội thảo online chứ chưa tối ưu cho việc giảng dạy online. Điều đó dẫn tới những bất tiện đáng kể cho quá trình học tập.
➖ Một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho học online chính là Microsoft Teams. Teams cho phép tạo đồng bộ hoá các hoạt động như giảng dạy, lưu trữ tài liệu, trao đổi trên một nền tảng, tối ưu hoá cho việc học tập và quản lý lớp học. Bên cạnh đó để tạo sự hứng thú, tập trung cho học viên, đội ngũ quản lý lớp cần sử dụng đa dạng các tool khác để hỗ trợ trong quá trình giảng dạy.
🎯 PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
➖ Để học tập Online hiệu quả thì phải có phương pháp dành riêng cho việc đào tạo online. Với phương pháp đào tạo chặt chẽ, kết hợp giữa 3 đội ngũ (Giảng viên, Quản lý, Trợ giảng), FullHouse luôn kiểm soát được chất lượng đào tạo và tiến độ học tập của học viên. Kết hợp với các yếu tố công nghệ tiến tiến, được update liên tục, FullHouse luôn mang lại chất lượng học tập online tốt nhất cho các học viên.
➡️ Dựa vào 3 yếu tố trên, chúc các bạn đạt hiệu quả tốt nhất tại FullHouse. Chúc các bạn luôn mạnh khoẻ và sớm gặt hái được thành công😘❤️!
GROUP giải đáp thắc mắc: CLB
YOUTUBE: Lập Trình
PANPAGE: FullHouse
[BẠN CẦN BIẾT] SỰ KHÁC NHAU GIỮA CODER và PROGRAMMER?]😉😉😉
posted on March 22, 2022, 9:55 p.m. 0Người ta thường sử dụng ba thuật ngữ: “Coder” và “Programmer” để gọi những người làm việc trong ngành công nghệ phát triển phần mềm. Nhưng đã bao giờ chúng ta thắc mắc tự hỏi các chức danh đó khác nhau như thế nào? Và làm cách nào để phân biệt được các chức danh Programer hay Coder?
GROUP giải đáp thắc mắc: CLB
YOUTUBE: Lập Trình
PANPAGE: FullHouse
MEME
posted on March 22, 2022, 1:13 a.m. 0Dân lập trình đọc blog gì?
posted on March 22, 2022, 1:10 a.m. 0Người ta thường nghĩ, dân IT chỉ có thể kiếm tìm kiến thức ở những khóa học dài hạn, những video hướng dẫn lập trình khô khan mà không biết rằng coder cũng có những blog “xịn sò” đem đến vô cùng nhiều kiến thức hay. Vậy dân lập trình thì đọc blog gì? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
🖋 Tôi Đi Code Dạo của blogger Phạm Huy Hoàng
Tại đây, blogger không chỉ chia sẻ các kiến thức về lập trình, kỹ thuật mà còn mà còn viết về nhiều chủ đề khác: tìm việc IT, review sách, kỹ năng phỏng vấn, cách viết cv, kinh nghiệm sống… Với giọng văn vui vẻ đúng kiểu dân code, đây chắc chắn sẽ là một blog cho bạn nhiều điều mới và có được sự đồng cảm rất lớn đó.
🖋 ThachPham của blogger Phạm Ngọc Thạch
Được biết đến với một blog chuyên chia sẻ về mã nguồn mở Wordpress, ThachPham blog sẽ là một điểm đến lý tưởng nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, ngoài ra blogger còn đăng tải nhiều tài liệu liên quan đến PHP, đánh giá dịch vụ máy chủ, các bài viết SEO về chủ đề lập trình,... Với slogan “Share the best”, blog này vẫn là một địa chỉ đáng tin tưởng của nhiều lập trình viên.
🖋 AskTester của blogger Huỳnh Công Thành
Chủ blog AskTester là một người có nhiều kinh nghiệm trong nghề kiểm thử. Ngoài các bài viết về chủ đề chính là kiểm thử phần mềm, bạn có thể trực tiếp đặt câu hỏi cho chủ blog và Công Thành có khẳng định rằng 100% câu hỏi của bạn sẽ được trả lời. Thêm vào đó, AskTester được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh với cách hành văn, từ vựng khá dễ hiểu, bạn có thể nâng cao khả năng đọc hiểu của bản thân đấy.
🖋 Codeproject.com
Là một trang web bằng tiếng Anh, Codeproject tập hợp rất nhiều bài viết dành cho lập trình viên và những người quan tâm đến code ở mọi cấp độ. Các bài viết được phân chia theo chủ đề cụ thể như AI, IoT, web, mobile… Tuy giao diện và việc kiểm duyệt bài đăng cũng chưa được chặt chẽ nhưng trang web này vẫn được nhiều coder theo dõi.
🖋 Mục Tin Tức tại trang web FullHouse
Tất nhiên rồi, tại đây, bạn không chỉ được đọc các bài viết về công nghệ được kiểm chứng về độ chính xác mà còn có những câu chuyện, những review thật nhất của học FH nữa. Đừng quên lưu “blog” này vào note nha.
Trên đây là 5 blog thú vị dành cho dân lập trình, các bạn còn blog nào hay ho nữa không? Cùng chia sẻ cho FH biết nữa nào, hy vọng rằng các bạn sẽ gặt hái được thật nhiều kiến thức mới khi thăm thú các blog về công nghệ kể trên nhé.
GROUP giải đáp thắc mắc: CLB
YOUTUBE: Lập Trình
PANPAGE: FullHouse
BÓC “TERM” NGÀNH CNTT: BUG
posted on March 22, 2022, 1:07 a.m. 0Ngày nảy ngày nay, ở công ty F, có anh coder được mệnh danh là chúa tể lập trình. Thế rồi một hôm, chị Tester tìm cho anh một con bug to đùng! Anh vô cùng shock và không có cách nào để fix nó. Cái khó ló cái khôn, anh đã sản sinh ra một định nghĩa về bug mà không ai có thể lường trước. Nhưng vải thưa không qua được mắt thánh, chị Tester đã liệt kê cho anh mấy loại bug hay gặp để anh “chừa”! Chúng là gì? Cùng FH tìm hiểu nhé!
🐞 Nghiêm - trọng - bug (block, major, minor, suggestion bug) Những lỗi này có thể cản trở người dùng khi sử dụng web/phần mềm theo từng cấp độ. Web hoặc app có thể bị giật, lag, các thành phần như video có thể bị mất tiếng, lỗi font, lỗi hiển thị. Trên hết, chúng gây khó chịu cho người trải nghiệm web/app.
🐞 “Bọ” chức năng (functional, graphic, wording, ergonomics, performance bug) Đúng như tên gọi của nó, các lỗi này đem đến sự sai sót về chức năng như không tắt được pop-up, không thể thu nhỏ, phóng to trang, giao diện sai dàn trang, các kí tự đặc biệt không được mã hóa, trải nghiệm người dùng không mượt mà,...
🐞 Bug như có như không - bug tần suất (luôn luôn, ngẫu nhiên, một lần)
- Lỗi luôn luôn sẽ hiển thị đến khi nào được khắc phục.
- Lỗi ngẫu nhiên sẽ xảy ra random ở bất cứ điều kiện nào, yêu cầu lập trình viên kiên nhẫn không quạu.
- Lỗi một lần: chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất nhưng có thể là nguyên nhân dẫn đến lỗi ngẫu nhiên.
GROUP giải đáp thắc mắc: CLB
YOUTUBE: Lập Trình
PANPAGE: FullHouse
BỎ TÚI LIST THUẬT TOÁN HÀNG ĐẦU CHO LẬP TRÌNH VIÊN
posted on March 20, 2022, 8:15 p.m. 01. Integer Factorization (hệ số tích phân)
✅Hệ số tích phân hay còn gọi là thuật toán lũy thừa số nguyên là một thuật toán toán cung cấp hướng dẫn từng bước về cách lấy các thừa số nguyên tố của một số tổng hợp. Thuật toán này giải quyết các vấn đề phức tạp trong các nền tảng mã hóa yêu cầu bạn phải giải quyết các số nguyên phức hợp lớn.
2.Dynamic Programming Algorithms (thuật toán lập trình động)
✅ Trong lập trình, thuật toán này là một hàm có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp bằng cách tách chúng thành các bài toán con, giải quyết chúng, tập hợp thành một bộ nhớ để quay trở lại giải quyết vấn đề ban đầu.
✅ Lập trình động có khả năng tích hợp để ghi nhớ, cho phép lưu trữ các ký ức về các vấn đề đã giải quyết trước đó. Đó là lý do thuật toán này có thể giải quyết rất nhanh những vấn đề lặp lại.
3.Modulo Arithmetic Algorithms (thuật toán mô-đun)
✅ Nhiều lập trình viên gặp khó khăn với việc mã hóa các thuật toán phức tạp nhưng nếu được phân tích trên nền số học mô-đun thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
✅ Trong số học mô-đun, các số chúng ta đang xử lý chỉ là các số nguyên và các phép toán được sử dụng là cộng, trừ, nhân và chia. Sự khác biệt duy nhất giữa số học mô-đun và số học trên sách vở là trong số học mô-đun, tất cả các hoạt động được thực hiện liên quan đến số nguyên dương, là mô-đun
✅ Ví dụ:
-Thuật toán Euclide cơ bản và mở rộng
-Phương trình hoàn hảo của Euler
-Lũy thừa mô-đun
-Tính nghịch đảo theo mô-đun
-Định lý số dư của Trung Quốc
-Định lý số dư của Trung Quốc và thực thi tính nghịch đảo của mô đun
4.Fourier Transform Algorithms (thuật toán biến đổi Fourier)
✅ Biến đổi Fourier hay Biến đổi Fourier nhanh là được cho là rất đơn giản nhưng đem lại những tác dụng rất đáng chú ý. Chúng được sử dụng để chuyển đổi tín hiệu từ miền thời gian sang miền tần số và ngược lại. Internet, Wifi, điện thoại, máy tính hay tất cả các mạng kỹ thuật số khác đều sử dụng thuật toán này để vận hành. Đây là những thuật toán bắt buộc phải biết nếu bạn chuyên sâu về mảng điện tử, điện toán hoặc viễn thông.
5.Disjoint Sets (thuật toán các tập không giao nhau)
✅ Thuật toán các tập không giao nhau là cấu trúc dữ liệu đóng vai trò như các cấu trúc trợ giúp trong một thuật toán để biểu diễn nhiều tập hợp trong mảng riêng lẻ, với mỗi mục là một phần tử của một trong nhiều tập hợp. Do đó, các bộ tách rời đại diện cho các phần tử được kết nối trong các thuật toán đồ thị hay phân đoạn một hình ảnh.
GROUP giải đáp thắc mắc: CLB
YOUTUBE: Lập Trình
PANPAGE: FullHouse
👀 PHÉP TOÁN CƠ BẢN HỖ TRỢ MẢNG 👀
posted on March 20, 2022, 8:10 p.m. 0HÀNH TRANG VÀO NGHỀ
posted on March 20, 2022, 8:07 p.m. 0“Leo rank” trên đường đua ngành lập trình, bạn cần những gì?
IT được đánh giá là một ngành có nhiều cơ hội phát triển và “đất diễn”. Tuy nhiên, để “diễn” được và thăng tiến trong công việc, bạn cần trau dồi cho mình hàng loạt những kỹ năng cần thiết. Vậy chúng là gì? Hãy cùng FullHouse tìm hiểu ngay nhé!
👨💻 Kiến thức nền tảng vững chắc
Để trở thành một lập trình viên giỏi, bạn nhất định cần một nền tảng vững chắc. Chúng bao bao gồm các khái niệm căn bản về lập trình, ngôn ngữ cơ sở như C++ hay Java và các framework liên quan. Hãy bổ sung cũng như củng cố kiến thức cấu trúc dữ liệu và giải thuật, cơ sở dữ liệu nữa nhé. Bạn chắc chắn sẽ cần dùng đến chúng mỗi khi làm dự án đấy.
👨💻 Học ngoại ngữ càng sớm càng tốt (tiếng Anh, tiếng Nhật,...)
Làm việc trong thời kỳ 4.0, ngoại ngữ là công cụ tốt nhất để bạn có thể “phất lên” và nhận được nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong mọi ngành nghề, IT cũng không phải ngoại lệ. Đối với một trình viên, việc biết ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh hoặc tiếng Nhật cũng sẽ giúp bạn nâng cao trình độ của mình bởi hầu hết các tài liệu hay, hữu ích đều được viết bằng ngoại ngữ. Hay có thể kể gần nhất đến việc viết code, bạn cũng sẽ được yêu cầu comment code bằng tiếng Anh phải không nào?
👨💻 Đừng bỏ quên kỹ năng mềm
Song song với hàng loạt các kiến thức lập trình khó nhằn, kỹ năng mềm cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Nếu kỹ năng lập trình của bạn đã đủ chắc chắn mà chưa thể lên làm PM thì hãy trau dồi thêm: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, quản lý, tự học,... để mở rộng đường công danh của mình nha.
👨💻 Tự biến mình thành người “toàn diện”
Toàn diện ở đây không có nghĩa bạn cần biết tất cả mọi thứ trong mảng lập trình nhưng ít nhất một developer chuyên về front-end cũng nên biết back-end developer sẽ làm những công việc gì và biết cơ bản cách xử lý chúng. Khi càng lên đến nấc thang cao của sự nghiệp, bạn sẽ không code quá nhiều mà việc bạn cần làm là có cái nhìn tổng quan về cả team, quản lý cũng như đưa ra hướng đi cho team của mình. Để làm được điều đó, dĩ nhiên bạn cần hiểu công việc của đồng đội rồi.
Trên đây là một số điều cơ bản giúp bạn thăng tiến trong công việc của mình. Hy vọng rằng bài viết này sẽ góp phần tạo động lực cũng như nhắc nhở bạn cố gắng mỗi ngày để trở nên giỏi giang, hoàn thiện hơn nhé!
GROUP giải đáp thắc mắc: CLB
YOUTUBE: Lập Trình
PANPAGE: FullHouse
🔥 IDE PHỔ BIẾN CHO CÁC NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
posted on March 19, 2022, 8:31 p.m. 0Cho dù bạn là một developer nhiều kinh nghiệm hay bạn chỉ mới học code thì việc cập nhật những môi trường phát triển code mới nhất luôn là một khó khăn mà bạn phải trải qua 🤔
Thực tế, không có IDE lý tưởng cho mọi người. IDE tốt nhất là IDE phù hợp nhất với bạn. Hôm nay Full House xin phép được giới thiệu 6 loại IDE phổ biến, và phù hợp cho từng ngôn ngữ lập trình để bạn có thể có được sự gợi ý nào đó cho việc học và làm việc của chính mình nhé
➖Python vs Pycharm
➖C/C++ vs Code: Blocks
➖Java vs IntelliJ
➖Ruby Vs rubyMine
➖C# vs Visual Studio
➖Swift vs XCode
GROUP giải đáp thắc mắc: CLB
YOUTUBE: Lập Trình
PANPAGE: FullHouse
TOP 10 BÍ KIẾP VỀ CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT
posted on March 19, 2022, 8:23 p.m. 0Nói về “ác mộng” của 80% sinh viên CNTT : Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, chúng tôi sẽ giới thiệu 10 cuốn sách kinh điển trong mảng này, tất nhiên không xếp theo thứ tự hơn-kém vì theo chúng tôi, mỗi cuốn sách đều cover các topic rất tốt. Chúng tôi đưa ra 10 đại diện, không có nghĩa là bạn phải đọc tất cả. Chỉ cần ngấm hết tinh hoa trong 2 cuốn, trình giải thuật của bạn đã khá hơn rất nhiều dev chuyên nghiệp rồi!
Để hỗ trợ độc giả trong công tác tìm kiếm, mỗi đại diện được chúng tôi đề cập đều đi kèm với một tập source code tương ứng.
1. Data Structures and Algorithms Made Easy – Narasimha Karumanchi Cuốn này giải thích các cấu trúc dữ liệu kèm theo source code C/C++. Độc giả có thể test song song với đọc. Nếu bạn thích Java? Hãy chọn phiên bản “Data Structures and Algorithm Made Easy by Java”. Cuốn này giải thích các khái niệm cấu trúc dữ liệu xuyên suốt 21 chương với các chủ đề như: Recursion & Backtracking, Linked Lists, Stacks, Queues, Trees, Priority Queues, Heaps, String Algorithms, Algorithms Design Technique… Nó cũng đưa ra nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau cho mỗi vấn đề, nhờ đó, độc giả dễ dàng hình dung và phân tích được các giải thuật tương ứng cho từng bài toán.
Source Code: https://github.com/careermonk/DataStructuresAndAlgorithmsMadeEasy
2. Data Structures and Algorithm in Java, 2nd Edition – Robert Lafore
Cuốn này giải thích các concept ở mức căn bản nhất. Kèm theo đó là các gợi ý về solution cho mỗi project ở từng chương. Cuốn này đã từng được sử dụng làm giáo trình cho một khóa học “Cấu trúc dữ liệu và giải thuật”. Các topic ở những cuốn sách kiểu này thường không khác nhau nhiều, vẫn là các cấu trúc dữ liệu quen thuộc : Stack, queue, heaps, hashtable…..
Source code: http://www.informit.com/store/data-structures-and-algorithms-in-java-9780672324536
3. The Algorithm Design Manual, 2nd Edition – Steven S. Skiena
Cuốn sách này sẽ giúp cho buổi phỏng vấn của các bạn trơn tru hơn.
Một người thiết kế thuật toán tốt sẽ nắm được những nguyên lý thiết kế cơ bản, kèm theo đó là các cấu trúc dữ liệu, dynamic programming, depth first search, backtracking và tìm kiếm heuristic… Cuốn sách này sử dụng Pseudocode. Từ Pseudocode, ta có thể chuyển qua bất kỳ ngôn ngữ nào. Khía cạnh lịch sử liên quan đến việc áp dụng các giải thuật xảy ra trong chiến tranh thế giới cũng được đề cập trong cuốn này với một góc nhìn khá thú vị.
The Algorithm Desgin Manual đã được Steve Yegge đề xuất cho các ứng viên phỏng vấn tại Google.
Source code: http://www3.cs.stonybrook.edu/~algorith/book/programs/
4. Introduction to Algorithm, 3rd edition – Thomas H.Cormen
Cuốn này cover một phạm vi khá rộng trong cấu trúc dữ liệu, bên cạnh đó, mỗi topic đều được viết rất sâu. Introduction to Algorithm phù hợp với tất cả đối tượng – từ sinh viên chưa tốt nghiệp cho đến chuyên gia…
Pseudocode cũng được sử dụng để trình bày các ý tưởng trong cuốn sách này. Các chủ đề thuộc giải thuật hiện đại như lý thuyết đồ thị, giải thuật đa luồng đều được đề cập rất chi tiết.
Introduciton to Algorithm cũng là một bí kíp cần được tu luyện tử tế trước khi đi phỏng vấn
Source code: https://notebookbft.files.wordpress.com/2015/10/clrs-solution-collection.pdf
5 Algorithm, 4th Edition – Robert Sedgewick, Kevin Wayne
Cuốn này được sử dụng rộng rãi tại các trường đại học trên toàn thế giới. Nó thống kê các thuật toán quan trọng đang được áp dụng rộng rãi cũng như đề cập một cách hết sức chi tiết tới các thuật toán và cấu trúc dữ liệu áp dụng cho công việc tìm kiếm, sắp xếp, xử lý đồ thị và xử lý xâu ký tự, Tác giả Robert Sedgewick và Kevin Wayne cũng duy trì một cổng thông tin điện tử cung cấp source code tương ứng. Trong tài liệu này, ngôn ngữ lập trình được sử dụng là Java.
Source code: http://algs4.cs.princeton.edu/home/
6 Elements of Programming Interviews in Java: The Insiders’ Guide – Adnan Aziz, Tsung-Hsien Lee, Amit Prakash
The Elements of Programming Interviews hỗ trợ rất hiệu quả cho các buổi phỏng vấn. Tác giả cuốn này phát hành 2 bản, một bản cho ngôn ngữ C và một bản cho Java.
Các hướng dẫn trong quyển này bắt đầu với các giải thuật kiểu vét cạn, sau đó phân tích và đi đến những lựa chọn tối ưu hơn. Tất cả các vấn đề đều được phân loại dựa theo độ khó và các trường hợp liên quan trong thực tế, kèm theo đó là những gợi ý hữu ích, nhờ vậy bạn dễ dàng hiểu và áp dụng các giải thuật này trong công việc thường nhật. Cuốn sách này cũng mô phỏng được một phần những khó khăn bạn sẽ gặp phải trong các buổi phỏng vấn.
Source code: http://elementsofprogramminginterviews.com/solutions
7 Programming Pearls, 2nd Edition – Jon Bentley
Ngôn ngữ lập trình được sử dụng ở đây là ngôn ngữ C.
“Những viên ngọc của lập trình” – Programming Pearls là một bộ sưu tập các vấn đề kinh điển và khá phổ biến trong giới lập trình: thuật toán sắp xếp, tìm kiếm, kiểm thử phần mềm, bài toán tối ưu, …..Mỗi vấn đề đều kèm theo hướng dẫn và các bài phân tích hết sức chi tiết.
8 Algorithms in C, 3rd Edition – Robert Sedgewick
Đây là một bộ 2 cuốn sách. Chúng được coi như nguồn tài nguyên quý giá dành cho các nhà nghiên cứu, các developer và thậm chí là cả sinh viên ngành CNTT.
Cuốn đầu tiên giới thiệu các ý niệm cơ bản liên quan tới cấu trúc dữ liệu và giải thuật.
Cuốn thứ 2 tập trung vào các thuật toán đồ thị với trên 2000 bài tập thực hành. Đi kèm với khối lượng bài tập khổng lồ đó là các hướng dẫn và sample code mẫu mực của tác giả.
Source code:
https://www.cs.princeton.edu/~rs/Algs3.c1-4/code.txt
https://www.cs.princeton.edu/~rs/Algs3.c5/code.txt
9 The Art of Computer Programming, 1st Edition – Donald E. Knuth
Đây là một tập hợp đồ sộ các giải thuật và phân tích được tổ chức thành 3 phần:
Phần 1 gồm các kiến thức nền liên quan đến toán học và những cấu trúc dữ liệu căn bản. Phần 2 dành cho semi-numerical algorithm. Phần cuối cùng giống như một cuốn bí kíp toàn tập về các kỹ thuật tìm kiếm và sắp xếp.
“Nếu bạn là một lập trình viên cứng, hãy đọc cuốn sách này và gửi CV ngay cho tôi nếu bạn hiểu tất cả mọi thứ trong đó” – Bill Gates
Source code: http://www-cs-faculty.stanford.edu/~uno/programs.html
10 Hacker’s Delight 2nd Edition by Henry S. Warren
Bí kíp này sẽ tổng hợp các mẹo liên quan tới kỹ thuật, giải thuật. Mục tiêu chính là giúp bạn lập trình linh hoạt hơn, từ đó nâng cao hiệu suất công việc. Các tricks được trình bày “chi tiết đến từng bit”. Cuốn sách này cũng chứa một chương trình tối ưu hóa cho máy tính RISC.
Source code: http://www.hackersdelight.org/hdcodetxt.zip
GROUP giải đáp thắc mắc: CLB
YOUTUBE: Lập Trình
PANPAGE: FullHouse