Editorial for C bài 5.D3: Bốn điểm đáng ngờ


Remember to use this editorial only when stuck, and not to copy-paste code from it. Please be respectful to the problem author and editorialist.

Submitting an official solution before solving the problem yourself is a bannable offence.

Author: buitrunghieu

Lời giải chi tiết

Điều đầu tiên ta cần để ý là 4 điểm \(A, B, C, D\) không nhất thiết phải nối theo thứ tự, nên ta cần xét 3 cách nối của 4 điểm trên \((A-B-C-D, A-C-B-D, A-C-D-B)\).

Tiếp đó ta cần xác định được 1 trong 3 hình đươc nối theo thứ tự như trên có phải là hình bình hành hay không. Nếu không có trường hợp nào thỏa mãn thì tức là không có hình bình hành. Nếu có 1 hình trong 3 hình trên là hình bình hành, thì tức là nối được hình bình hành.(Cách xác định hình bình hành là tứ giác phải có 2 cặp cạnh đối song song hoặc có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau. Hình vuông hay hình chữ nhật hay hình thoi đều là một dạng hình bình hành đặc biệt).

Khi xác đinh được hình bình hành thì cần biết được độ dài cạnh đáy và chiều cao. Đối với cạnh đáy thì ta lấy 2 điểm trên 1 cạnh bất kỳ để tính khoảng cách bằng công thức trong mặt phẳng tọa độ. Còn với chiều cao, Ta sử dụng cách tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song trong mặt phẳng tọa độ(được hướng dẫn trong bài ở b5c9). Sau khi có được cạnh đáy và chiều cao, ta nhân chúng lại với nhau để ra kết quả.

Các bước giải:

  • Bước 1: Khai báo và nhập vào 8 số thực \(a1, b1, a2, b2, a3, b3, a4, b4\).
  • Bước 2: Tạo một hàm để xác định xem có tồn tại một cách vẽ giữa 4 điểm để tạo thành một hình bình hành hay không. Với hàm này, ta xác định bằng cách lấy 2 đỉnh đầu tạo thành một phương trình đường thẳng thứ nhất và 2 đỉnh cuối tạo thành phương trình đường thẳng thứ 2. Sau đó so sánh xem 2 đường thẳng có song song hay không, và 2 đoạn thẳng được tạo bởi 2 cặp điểm được lấy như trên có bằng nhau hay không. Nếu không tìm được hình bình hành nào thì ta trả kết quả là NO.Nếu xác định được tồn tại 1 cách vẽ, ta in ra màn hình xâu YES.
  • Bước 3: Nếu in ra YES. Ta cần xác định xem cách nối nào tạo ra được hình bình hành. Sau đó tạo 2 hàm, một hàm tính độ dài cạnh đáy của hình, một hàm là để tính chiều cao tương ứng của hình. Cách tạo 2 hàm trên đã được hướng dẫn ở trên.
  • Bước 4: Thực hiện từng bước tính cạnh đáy và chiều cao ở trong hàm main(), sau đó in ra màn hình tích của cạnh đáy và chiều cao vừa tìm được. Đừng quên việc làm tròn số.

Đăng ký khóa học: https://www.facebook.com/clblaptrinhfullhouse

SĐT liên hệ: 0372229686

Youtube: CLB Lập Trình Full House

Fullhouse dev đồng hành trên từng dòng code


Comments

There are no comments at the moment.

Zalo